Không nhấn được 3 phím cùng lúc
NKRO – N-key rollover, là một khái niệm thường gắn liền với bàn phím cơ, cũng là một trong những tiện ích mà chỉ có phím cơ mới có, phím màng không có. Nhưng tính năng này vẫn thường được nói chung chung, chưa có nhiều giải thích rõ ràng. Bài này sẽ chia sẻ với các anh em: Rollover nghĩa là gì, phân loại các kiểu bàn phím theo tính năng rollover và cách test tính năng này trên bàn phím cơ. Lets go!
Key Rollover là gì? Và ai nên dùng?
Keyp Rollover (-KRO) đơn giản là khả năng bàn phím có thể nhận diện được CHÍNH XÁC nhiều phím cùng một lúc. Như thế này, khi gõ chậm, chúng ta hoàn toàn có thể tách bạch từng phím một, bàn phím sẽ ghi nhận lần lượt ký tự này đến ký tự khác. Nhưng khi tốc độ gõ lên nhanh, hoặc khi đang chơi game sẽ có các tình huống ấn giữ phím một lúc, hoặc cùng lúc nhấn một tổ hợp nhiều phím. Con số ghi phía trước tính năng Key Rollover cho biết số phím có thể bấm và được nhận diện chính xác cùng lúc. Nói thì dễ nhưng trên thực tế rất nhiều bàn phím, dù là cơ học, vẫn không có được tính năng này một cách hoàn chỉnh. Các dòng phím cơ siêu rẻ tiền chỉ hỗ trợ 2-KRO, ở mức trung bình thì đa phần là 6-KRO. Và đỉnh cao là NKRO.Bạn đang xem: Anti-ghosting là gì
Khi đó nếu bàn phím có ghi 2-KRO nghĩa là không thể thực hiện được các tổ hợp phím từ 3 phím trở lên, muốn bấm WDE để chơi game FPS thì bó tay. Nhưng lưu ý là bản thân trong nội bộ các bàn phím 2-KRO cũng có nhiều loại và cách tiếp cận khác nhau. Như 2-KRO dùng để làm việc sẽ khác với 2-KRO dùng chơi game. Các kiểu chuyên game sẽ tập trung tính năng 2KRO vào cho các cụm phím điều hướng hơn là các phím còn lại.
Bạn đang xem: Không nhấn được 3 phím cùng lúc
N-KeyRollover (kiểu như n lần, nghĩa là rất nhiều, không giới hạn) là bàn phím cơ có thể nhận diện đầy đủ tất cả các phím khi được bấm đồng thời cùng lúc, không bao gồm modifier keys như Ctrl, Alt, Win hoặc Shift.. Nói nôm na là bấm bao nhiêu nhận bấy nhiêu và không ảnh hưởng bởi cấu tạo phần cứng của máy tính.
Với các công việc văn phòng đơn giản thì tính năng này có thể không cần thiết, thậm chí nhiều người còn không biết nó tồn tại trên đời. Nhưng khi dùng bàn phím cho các việc đặc thù riêng như tốc ký, nhập liệu nhanh, lập trình cao cấp, hoặc chơi game tốc độc cao thì khả năng bấm/ nhận chính xác nhiều phím cùng một lúc của một chiếc bàn phím cơ là cực kỳ quan trọng, hoặc không thể thiếu.
Chuyện gì xảy ra nếu gõ vượt giới hạn Rollover của bàn phím?
Hậu quả tất yếu của việc gõ quá giới hạn Rollover cũng là một cụm từ chúng ta nghe được khá nhiều: Ghosting. Nghĩa là bàn phím sẽ bị loạn, các phím chưa nhấn sẽ bị hiểu nhầm là đã nhấn rồi. Giả dụ như bàn phím 2-KRO, khi nhấn một lượt 3 phím thì bàn phím sẽ ghi nhận 4 ký tự hoặc thậm chí hơn ^_^
Các bàn phím cơ hiện đại thường bao gồm tính năng Anti-ghosting, giúp bàn phím có khả năng chống lại các phím có thể bị hiểu nhầm và nhận diện không cần thiết khi người dùng gõ quá giới hạn Rollover cho phép. Cùng ví dụ ở trên, với các bàn phím cơ hiện đại 2-KRO, khi nhấm từ ba phím trở lên thì chỉ nhận diện chính xác 2 phím đầu tiên, từ phím thứ 3 sẽ bị chặn lại tự động. Nên tính năng Anti-ghosting còn được gọi là Block or Jamming (chặn lại).

Test KRO bằng cách nào?
Rollover có thể được test dễ dàng bằng các ứng dụng online hoặc download về. Thao tác đơn giản chỉ là chạy chương trình, bấm giữ cùng lúc một số lượng phím tăng dần. Cho tới khi các ký tự không còn hiển thị đúng trên màn hình nữa thì đó là giới hạn Rollover của bàn phím đang test.
Các lưu ý khi test tính năng Key Rollover
Khi kiểm tra dù có hỗ trợ của các phần mềm, anh em cũng cần chủ động lưu ý một số đầu dòng sau:
Quan trọng nhất là phải test nhiều tổ hợp phím khác nhau, xa có, gần có, số có, ký tự có để bao quát được hết mức độ Key Rolllover của bàn phím.Bỏ ngoài tai những lời quảng cáo đã nghe trước khi mua, NKRO đôi khi không phải NKRO thật sự như mình đang trông đợi.Nên test nhiều tổ hợp phím gồm các ký tự đứng gần nhau. Kiểu bấm này thường bị bỏ sót tính năng Rollover.Đừng quên test các tổ hợp phím anh em thường dùng khi làm việc hay chơi game. Ví dụ như chơi nhiều game FPS thì có thể test các phím W, D, Q, Shift và Space cùng lúc.Mình cũng cần lưu ý là con số ghi trên dòng tính năng (vd 2KRO) là giới hạn tối thiểu, không phải giới hạn tối đa. Ví dụ như có trường hợp bấm 6 phím cùng lúc vẫn nhận ra được, nhưng khi ấn 3 phím cùng lúc thì “toang”, nghĩa là bàn phím đang dùng chỉ có 2KRO không phải là 6KRO.Các công cụ test KeyRollover hiệu quả nhất hiện nay
Hiện có rất nhiều công cụ online và offline để test KRO của bàn phím nhưng theo đánh giá của nhiều người dùng phím cơ, thì dễ hiểu, nhanh gọn lẹ và chính xác nhất là các công cụ sau:

ONLINE: Aqua Key test | Microsoft online key test. Đây là hai công cụ online theo mình là hiệu quả và thân thiện dễ dùng nhất. Ngoài ra nếu đang ở tiệm chọn mua, thì có thể làm nhanh một số bài test sau để kiểm tra mức độ NKRO.
Xem thêm: Review 7 Kem Dưỡng Ẩm Innisfree Cho Da Mụn, Kem Dưỡng Trà Xanh Innisfree Cho Da Dầu Mụn
Một số các test thông dụng:
1/ Giữ 2 phím Shift và gõ câu sau:
A QUICK BROWN FOX JUMPS OVER THE LAZY DOG
2/ Các tổ hợp phím dành cho các game FPS:
ASX (diagonal move and comms)
WDE (diagonal move and open door)
SDC (diagonal move and try to crouch)
WAQ (diagonal move and toss grenade)
CTRL-AQ (crawling and toss grenade)
ESDF variations with other keys (for ESDF players)
ARROW KEY cluster and a bunch of other keys (dành cho thuận tay trái)
Làm thế nào để có NKRO cho bàn phím?
Tất nhiên đơn giản nhất là mua các bàn phím cơ hiện đại có niêm yết tính năng NKRO ngay từ đầu.
Trong quá khứ đa số các bàn phím cơ chỉ có khả năng NKRO thông qua đầu nối PS/2 (đó là lý do anh em luôn thấy các mẫu phím cơ đời cũ một chút ngoài cáp USB bình thường còn luôn đi kèm với đầu nối PS/2 trong hộp sản phẩm và nhà sản xuất luôn highlight là phải giữ nó thật kỹ, mất là khỏi hòng NKRO gì).
Đây, hình dạng đầu nối PS/2 đảm bảo NKRO 100% đây:

Hiện tại, đa phần các bàn phím cơ đời mới đều có hỗ trợ NKRO thông qua cổng USB với chuẩn USB đầy đủ full-speed. Các bàn phím này thường đi kèm DIP switch hoặc phím chuyển đổi giữa 6KRO và NKRO vì chế độ NKRO đôi khi không hoạt động trong một số hệ điều hành ít tương thích hơn. Nếu bàn phím anh em đang dùng có NKRO qua USB, nhớ bật nó ở chế độ On và kiểm tra nhanh bằng các app/ bài test vừa nói ở trên để đảm bảo nó hoạt động tốt và đầy đủ.
Ai nên dùng loại KeyRollover nào?
Bàn phím cơ có hỗ trợ KeyRollover nhưng sẽ chia thành nhiều cấp độ như có đề cập ở trên: 2KRO/ 6KRO và NKRO.
Bàn phím 2KRO hầu như đều thuộc “chế độ cũ”. Nếu có lỡ may đang dùng một em như thế mình khuyên thật bạn nên thay bàn phím cơ là vừa vì chắc nó cũng thọ đủ rồi ^_^. 2KRO chắc chắn không thể nhận diện cùng lúc 3 phím bấm, nên chỉ dùng cho làm việc đơn thuần, cashier tính tiền hoặc nhập liệu đơn giản thôi.Tính năng 6KRO có trên đa phần các bàn phím cơ hiện đại, ở dòng bình dân và trung bình. Thật ra 6KRO là đã đủ cho người có tốc độ gõ nhanh, làm việc đòi hỏi tốc ký, nhập liệu chuyên nghiệp hoặc các game thủ tầm trung. Nhưng khi đụng tới các trường hợp sau đây thì 6KRO chịu thua: hai người dùng cùng trên một bàn phím, chơi music game tốc độ nhanh, game FPS, giả lập âm thanh. Lúc này chỉ có một level mới “cân” nổi: NKRO.Các bàn phím có tính năng NKRO dù qua PS/2 hay cổng USB thì đều có khả năng xử lý hết tất cả những pha nhấm phím phức tạp bậc nhất. Nhưng lưu ý là trong nội bộ NKRO cũng có vài chủng khác nhau. Hãy test thử bàn phím bằng các bài test với dòng ký tự đặc biệt mà ở trên mình có liệt kê ra, anh em sẽ hiểu mình ý gì. Cùng là NKRO nhưng một em thì chỉ nhận được 90% của cả dòng ký tự thôi, một em thì nhận đúng và chính xác 100%. Là biết cần em nào rồi.Danh sách một số bàn phím cơ có tính năng KeyRollover (chia theo số lượng n-KRO)
At least 6-key rollover | Less than 6-key rollover |
Apple USB Keyboard | |
Dell L702X | |
IBM Model M | |
Corsair K60 | Keytronic Ergoforce |
Corsair K90 | Logitech 250 Deluxe |
Cyborg V7 | Logitech Compact Keyboard K300 |
Das Keyboard | Logitech G110 |
Das Model S | Logitech G15 v2 |
Logitech G510 | |
Logitech Illuminated | |
Logitech Internet Pro Keyboard | |
Filco Majestouch/ Filco Minila-R Convertible (con này mới ra tháng này, đang siêu hot) | Logitech K120 |
Logitech K200 | |
Logitech G105 | Logitech K310 |
Logitech G11 | Logitech K350 |
Logitech G15 v1 | Logitech K360 |
Logitech G19 | Logitech K520 |
Logitech K340 | Logitech Media Keyboard |
Microsoft Sidewinder X4 | Logitech MK250 |
Mionix Zibal 60 | Logitech MK320 |
O-Zone Strike | Logitech UltraX |
Q-Pad MK80 | Logitech Wave |
Q-Pad MK85 | Logitech Y-SAE71 |
Razer Black Widow Ultimate 2012 Edition | Microsoft Comfort Curve 2000 |
Razer Tarantula | Microsoft Digital 3000 |
Roccat Isku | Microsoft Keyboard 200 |
Rosewill RX-9000RE | Microsoft Natural 4000 |
Steelseries 6Gv2 | Microsoft RT2300 |
Steelseries 7G | Microsoft Sidewinder X6 |
Tt Esports Meka G1 | Microsoft Wired Keyboard 600 |
ZOWIE Gear Celeritas | OCZ Elixir |
Razer BlackWidow Tournament Stealth Edition | Razar Marauder |
Gigabyte Aivia Osmium | Razer Anansi |
Filco Majestouch 2/ Minila R Convertible (con này mới ra hàng hot) | Razer Arctosa |
Razer Black Widow Ultimate 2013 | Razer Black Widow |
Razer Deathstalker | Razer Black Widow Ultimate |
Logitech G710+ | Razer Lycosa |
KBTalking 75% White Limited Edition | Razer Mercenary (StarCraft 2 Edition) |
Razer Blackwidow Ultimate Stealth 2013 | Saitek Cyborg V7 |
Corsair K70 | Saitek Eclipse II |
Steelseries Merc Stealth | |
Q-Pad MK-50 | Dell USB L100 |
Corsair K95 | Microsoft Ergonomic 4000 v1.0, USB |
Corsair Raptor K50 | MSI GE620DX notebook keyboard |
Feenix Autore | Saitek Eclipse III |
Tesoro Durandal G1N | Clevo P150-EM laptop keyboard |
Noppoo Choc Mini | Logitech K260 |
Logitech K750 |
Còn nhiều bàn phím ngoài kia lắm và chắc chắn list này không đủ, anh em có ý kiến để mình cập nhật vào thêm nhé.
Hy vọng bài viết này giúp giải tỏa hết những thắc mắc của anh em về NKRO/ anti-ghosting và nhiều hơn thế nữa. Bàn phím cơ muôn năm!